CHẾ BIẾN NHÂN XANH

1. Chế biến cà phê nhân xanh

 

1.1 – Thu hoạch quả cà phê tươi

Người nông dân tại nhà vuờn sẽ là người thu hoạch những quả cà phê đỏ tươi. Ở Việt Nam, việc thu hoạch nhân xanh vẫn được làm bằng phương pháp thủ công. Người nông dân sẽ hái tay trực tiếp những quả cà phê chín. 

 

1.2 – Sơ chế cà phê tươi

Quả cà phê tươi sau khi được hái xuống sẽ được tách nhân xanh ra khỏi vỏ ngay. Khi đó họ thường sử dụng phương pháp chế biến ướt và chế biến mật ong. Còn nếu dùng phương pháp chế biến khô thì quả cà phê sẽ được phơi nắng trước khi tách vỏ. 

 

1.3 – Làm giảm độ ẩm trong nhân xanh

Nhân xanh trước khi đóng gói sẽ được xử lý nhằm giảm độ ẩm xuống còn 12.5%. Họ thường dùng phương pháp phơi nắng hoặc dùng máy sấy để chế biến. 

 

1.4 – Sàng lọc và phân loại nhân xanh

Cuối cùng, nhân xanh sẽ được đưa vào sàng lọc để loại bỏ những tạp chất bên ngoài. Đây là bước sàng lọc quan trọng trong quá trình chế biến nhân xanh. Nhân xanh cũng sẽ được phân loại theo kích cỡ hạt cà. 

2. Cách bảo quản cà phê nhân xanh

  • Bảo quản nhân xanh bằng bao sau khi chế biến: (có thể sử dụng bao tải, bao đay …). Đây là một trong những phương pháp được sử dụng hầu hết hiện nay. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần chú ý một số những điểm sau:

  • Độ ẩm nhân xanh trước khi cho vào bao bảo quản phải <13%. 

  • Tạp chất trong nhân xanh càng ít càng tốt. Đối với những loại cà phê cấp I, II thì lượng tạp chất phải < 0,5 %. 

  • Bảo quản trong những kho cách nhiệt và có độ ẩm phù hợp. 

  • Đảm bảo kho sạch sẽ trước khi xếp bao nhân xanh vào. 

  • Không nên đặt trực tiếp các bao nhân xanh xuống nền đất và sát tường. Vị trí cách nền 0,3m và tường 0,5m là hợp lí nhất. 

  • Tránh hiện tượng nén chặt các bao do các bao chồng lên nhau. Đảm bảo đảo thứ tự xếp bao 3 tuần một lần.

  • Bảo quản rời trong các xi lô: Cà phê nhân xanh có thể được bảo quản trong các xi lô bằng tôn, bê tông hoặc bằng gỗ tốt khép kín. Phương pháp này giúp tiết kiệm bao bì và bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thể tích kho và tránh được hiện tượng nén chặt. 

Scroll to Top